Giáo dục: "Góc Khuất" Chưa Ai Dám Bàn

Khi nói về “giáo dục,” nhiều người, dù học cao, lại ít ai hiểu thực sự “giáo dục” là gì. Đôi khi, người ta gán ghép các khái niệm cho “giáo dục” mà không hiểu tại sao nó lại như vậy.

Giáo dục: "Góc Khuất" Chưa Ai Dám Bàn

Khi còn nhỏ, chúng ta bị bắt phải “đến trường,” nhưng mấy ai tự hỏi rằng đến trường để làm gì? À, đến trường để “học.” Vậy “học” là gì? Và học để làm gì?

Đây là những câu hỏi “sơ đẳng” xưa như trái đất, thế mà nhiều người không biết. Không biết là vì “không thể biết” hay vì nó “thường” quá đến nỗi không ai quan tâm?

Nhiều năm trước, tôi có một người bạn đã chống đối thầy giáo và bị mắng rằng “mày là đồ vô giáo dục.”

Khi ra đường, thỉnh thoảng ai đó làm sai, chúng ta vẫn thường nghe chửi “đồ vô giáo dục” hay “đồ vô học.” Vậy “vô học” hay “vô giáo dục” là gì?

Khi bị chửi là “đồ vô giáo dục,” liệu việc cắp sách tới trường có giúp chúng ta trở thành người “có giáo dục”? Nếu vậy, các giáo sư đại học chắc phải là những người “có giáo dục” nhất?

Một người “có giáo dục” là người “không làm điều sai,” còn người đã làm sai thì bị coi là “không có giáo dục.” Nhưng thỉnh thoảng chúng ta vẫn thấy “giáo sư làm điều quấy,” vậy có phải họ cũng là những người “không có giáo dục”?

Những hiểu lầm về “giáo dục” dẫn chúng ta đến những định hướng sai trong giáo dục. Giáo dục không chỉ đơn thuần là kiến thức; một người có kiến thức chưa chắc đã là người có giáo dục. Giáo dục bao gồm cả đạo đức, nhưng người có đạo đức cũng chưa hẳn là người có giáo dục. Việc xác định rõ “giáo dục” là gì sẽ giúp chúng ta thay đổi và phát triển nó một cách hiệu quả hơn, thay vì chỉ rập khuôn và dạy dỗ những điều không cần thiết.

Theo mình, “giáo dục” có thể được chia thành 8 loại khái niệm, có thể còn nhiều hơn:

1. Giáo dục tư duy lý luận và phản biện

2. Giáo dục đạo đức

3. Giáo dục tinh thần

4. Giáo dục ứng dụng

5. Giáo dục thể chất

6. Giáo dục khát vọng nuôi dưỡng ước mơ

7. Giáo dục sáng tạo

8. Giáo dục hướng nghiệp

Ở bậc tiểu học, nên tập trung vào:

- Giáo dục đạo đức

- Giáo dục thể chất

- Giáo dục sáng tao

Cho các em chơi và khám phá hơn là học.

Ở bậc trung học cơ sở, nên chú trọng:

- Giáo dục tinh thần

- Giáo dục tư duy lý luận và phản biện

- Giáo dục khát vọng.

Còn ở bậc trung học phổ thông, trọng tâm nên là:

- Giáo dục ứng dụng

- Giáo dục hướng nghiệp

Đặc biệt, trong giai đoạn này, cần dạy cho trẻ phương pháp tự nghiên cứu, tự tư duy, và tự học tập, để chuẩn bị cho những bước đi xa hơn trong hành trình tri thức.

Nguyễn Hưng - Một chút suy niệm về “giáo dục”

Đăng nhận xét

0 Nhận xét