Khác biệt "Phật Giáo" và "Cơ Đốc Giáo": Cái Nhìn Sâu Sắc

Phật giáo và Cơ Đốc giáo là những tôn giáo lớn tại Viện Nam. Riêng Phật giáo được truyền đến Việt Nam sớm hơn và dễ dàng được người Việt chấp nhận vì mang phong cách gần gũi với niềm tin tín ngưỡng bản địa vì cho rằng “bất cứ vật gì cũng có linh hồn”[1] dựa trên nền tảng thuyết duy linh. Với chiều dài lịch sử, cùng sự ảnh hưởng 1000 năm đô hộ của Trung Quốc, các nền tảng Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo có sự ảnh hưởng sâu rộng trên niềm tin của người dân Việt. Vì thế chúng ta nên có sự tìm hiểu sâu rộng để có thể chinh phục những người Việt Nam theo Phật giáo cho Đấng Christ. 

Khác biệt "Phật Giáo" và "Cơ Đốc Giáo": Cái Nhìn Sâu Sắc

            Phật giáo được sinh ra để chống lại Ấn Độ giáo, tuy nhiên nó cũng kế thừa một số niềm tin từ Ấn Độ giáo. Người theo Phật giáo tuy phủ nhận một hữu thể tối cao, nhưng họ lại có xu hướng thờ Đức Phật như một hữu thể tối cao, coi ông như là “một vị vua của các vị vua trên vũ trụ, một người chiến thắng, các thần linh và con người sẽ phải thợ lạy ông”[2]. Nếu bước vào đền thờ Phật giáo, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy họ thờ rất nhiều thần Phật.  Vì vậy, trên phương diện nào đó Phật giáo là tôn giáo đa thần hơn là vô thần mà họ tự nhận.

 “Đạo Phật được truyền vào Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV. Thời Lý-Trần (từ đầu thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIV) là thời kỳ cực thịnh của Phật giáo ở Việt Nam. Vua Trần Nhân Tông là người sáng lập ra Thiền phái Trúc lâm Yên tử mang bản sắc Việt Nam với tinh thần sáng tạo, dung hợp và nhập thế. Còn Phật giáo Nam Tông truyền vào phía nam của Việt Nam từ thế kỷ IV sau Công nguyên, chủ yếu là người Khơ-me, tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long. Phật giáo Việt Nam có khoảng hơn 11 triệu tín đồ, trên 17.000 cơ sở thờ tự, gần 47.000 chức sắc, 04 Học viện Phật giáo, 09 lớp Cao đẳng Phật học, 31 trường Trung cấp”[3]. Vì thế, để chinh phục người theo Phật giáo tại Việt Nam cho Đấng Christ cũng là một thách thức lớn.

            So với Phật giáo, thì “Cơ Đốc giáo có nguồn gốc từ Do Thái giáo, là niềm tin lớn nhất trên thế giới. Cũng bắt nguồn từ Trung Đông, nhưng sự phát triển và ảnh hưởng của nó hầu như là ở các nước phương Tây”[4]. Cơ Đốc giáo được truyền bá tới Việt Nam muộn hơn và trải qua nhiều giai đoạn khó khăn bách hại. Hiện tại, đạo Cơ Đốc đang dần có vị thế và được nhiều người dân chấp nhận. Theo thống kê năm 2019, “đạo Cơ Đốc Việt Nam có trên 7 triệu tín đồ, trong đó Công giáo 5,8 triệu, Tin Lành 1,2 triệu”[5]. Con số hiện tại, số lượng người tin theo tôn giáo này có thể còn lơn hơn rất nhiều. Vì có đánh giá cho rằng, “Cơ Đốc giáo là tôn giáo phát triển nhanh nhất tại Việt Nam, đặc biệt là đạo Tin Lành”[6].

“Đạo Tin lành có mặt tại Việt Nam muộn hơn so với các tôn giáo du nhập từ bên ngoài, vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, do tổ chức Liên hiệp Phúc âm Truyền giáo (CMA) truyền vào. Năm 1911 được xem là thời mốc xác nhận việc truyền đạo Tin lành vào Việt Nam. Hiện đạo Tin Lành có khoảng 1,5 triệu tín đồ thuộc 10 tổ chức, hệ phái; khoảng 3.000 chức sắc; gần 400 cơ sở thờ tự; 01 Viện Thánh kinh thần học và 01 trường Kinh thánh.”[7] Với quy mô trên, đạo Tin Lành cần những bước phát triển ngoạn mục hơn nữa để có thể chinh phục người dân Việt Nam cho Đấng Christ.

II/NGUYÊN TẮC VÀ GIÁO LÝ 

1/Phật Giáo: 

Người sáng lập ra Phật giáo là Phật Thích Ca Mâu Ni, tên thật là Tất-đạt-đa Cổ-đàm (625-545 TCN). Ông cho rằng, “sự đau khổ là nan đề cơ bản của con người, và nguyên nhân cơ bản của sự đau khổ là dục vọng. Khi một người ngừng ham muốn, người đó sẽ được giác ngộ, và sẵn sàng cho niết bàn, có nghĩa là sự tịch diệt. Ông dãy rằng, con người ở bất kỳ giai cấp nào hay giới tính nào cũng có thể tìm được sự cứu rỗi”[8]. Phật giáo không thừa nhận sự hiện hữu của một vị thần nào cả, đối với họ không có một hữu thể tối cao. “Thượng Đế không tồn tại”[9]. Trên phương diện nào đó, Phật giáo là tôn giáo “vô thần” lớn nhất thế giới.

Khi nói về Đức Phật người ta cho rằng: “Ông là một con người đã giác ngộ nghĩa là đã đạt được sự nhật thức đúng đắn về bản ngã và thế giới xung quanh nên đã được giải thoát.”[10] Theo đó họ giải thích, “giải thoát” ở đây có nghĩa là vượt qua sự “vô minh”[11] đưa con người đến sự giác ngộ và trở thành Phật. Giáo lý Phật giáo dựa trên hai nền tảng trụ cột là “từ bi” và “trí tuệ”[12]. Họ nhằm hướng con người đến việc sử dụng trí tuê của mình nhận thức thế giới đúng như nó thật là để từ đó sống từ bi. Họ nhấn mạnh vào mục tiêu giải thoát mọi khổ đau thông qua việc tu tập và nhận thức.

Khái niệm về Linh hồn và sự cứu rỗi.

Theo niềm tin đạo Phật, thì con người không có linh hồn. Họ dùng từ “anatta” có nghĩa là “không linh hồn”. Vì Đức Phật nói rằng có một bản ngã, nhưng không có linh hồn. Đối với ông linh hồn là một ảo ảnh mà người ta đặt tên cho nó. Ông thích dùng chữ “ý thức” hơn khi nói về linh hồn. Đối với họ sự cứu rỗi chỉ là trạng thái bình an và vui mừng hoàn toàn. Đó là sự tự do khỏi mọi sự thống khổ mà chính người đó đạt được[13].

Vì thế, Phật giáo nguyên thủy (Theravada) liệt kê có ba sự say đắm; năm trở ngại; mười sự trói buộc. Khi một thầy tu chiến thắng năm sự trói buộc đầu thì người đó không còn bị trói buộc bởi thân thể mình nữa. Khi người đó thắng mười sự trói buộc người đó đã đạt đến niết bàn và trở thành một vị la hán[14].

Khái niệm về Niết Bàn.

Đối với Phật giáo “niết bàn” không phải là một nơi chốn, nó mang nghĩa đen là “sự thổi tắt” một ngọn lửa ham muốn và đau khổ. Họ cho rằng đau khổ là điều bình thường cho con người và một người có thể tránh khỏi bằng việc tự thanh tẩy chính mình để vào trạng thái của niết bàn. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng “đau khổ” là nan đề cơ bản của con người, và nguyên nhân cơ bản của sự đau khổ là dục vọng. Khi một người ngừng ham muốn, người đó sẽ được giác ngộ, và sẵn sàng cho niết bàn, có nghĩa là “sự tịch diệt”. Sự giải thoát sẽ đến khi một người được tự do khỏi vòng luân hồi (samsara), và bước vào một trạng thái phước hạnh của niết bàn. Con người bất kỳ giai cấp nào cũng có thể tìm được sự cứu rỗi. Vì vậy, trước khi qua đời, Đức Phật dạy người ta hãy gắng sức tìm sự cứu rỗi cho mình. Khi ông qua đời những người theo ông tin rằng ông đã bước vào niết bàn, bằng sự chấm dứt cuối cùng của mọi dục vọng.[15]

Niềm tin Phật giáo dựa trên 2 nền tảng là Tứ Diệu Đế - Bát Chánh Đạo: Một cái nói về bản chất của mọi đau khổ và một cái đưa ra phương cách mang tới giải thoát. Trong bát chánh đạo thì có thêm mười giới răn mà tín đồ Phật giáo phải tuân giữ.[16]

Tứ Diệu Đế bao gồm:

(1)  Diệu Đế Thứ Nhất: Cuộc đời là đau khổ (dukka)

(2)  Diệu Đế Thứ Hai: Đau khổ là do dục vọng gây ra (tanha)

(3)  Diệu Đế Thứ Ba: Liên quan đến việc chấm dứt đau khổ bằng việc từ bỏ ham muốn.

(4)  Diệu Đế Thứ Tư: Cách để từ bỏ dục vọng theo con đường trung dung là Bát Chánh Đạo.

Bát Chánh Đạo Bao Gồm:

(1)  Chánh Kiến. Niềm tin đúng hay hiểu biết đúng.

(2)  Chánh Tư Duy. Là sự phân giải để vượt hơn cảm xúc và hàm muốn.

(3)  Chánh ngữ.  Chỉ nói thật mà thôi

(4)  Chánh nghiệp. Cư xử hay hành vi đúng, không trộm cắp, giết người, ngoại tình, làm điều sai.

(5)  Chánh mệnh. Nghề nghiệp đúng – sử dụng thời gian và sức lực của một người theo đúng cách.

(6)  Chánh tinh tấn. Cố gắng hay siêng năng – Hoàn tất sự cứu rỗi của mình bằng sự siêng năng.

(7)  Chánh niệm. Sự lưu tâm hay kỷ luật bản thân – Mọi điều chúng ta có là kết quả của điều chúng ta suy nghĩ.

(8)  Chính định. Suy tư hay tập trung – hay có nghĩa là sự thiền định và giác ngộ trong tư thế hoa sen.

Mười giới răn mà các tín đồ phật giáo phải tuân giữ:

(1)  Không giết bất kỳ vật sống nào.

(2)  Không trộm cắp

(3)  Không ngoại tình.

(4)  Không nói dối.

(5)  Không uống các thứ làm cho say hoặc hút ma túy.

(6)  Ăn uống chừng mực và chỉ ăn vào giờ quy định.

(7)  Tránh gây kích thích các giác quan, như việc nhảy múa, hát, âm nhạc, và ngắm cảnh.

(8)  Không được đeo trang sức, bao gồm nước hoa.

(9)  Không được ngủ trên giường xa hoa.

(10)        Không nhận bạc hay vàng.

Trên một phương diện nào đó, Phật giáo được xây dựng trên nền tảng triết lý, với sự suy niệm của con người. Tuy nhiên, nó chứa rất nhiều tư tương và triết lý cao đẹp mà chúng ta không nên phủ nhận. Nhược điểm duy nhất của Phật giáo là tôn giáo vô thần và không thể mang người ta đến sự cứu rỗi thật. Để một người đạt tới cảnh giới Niết Bàn là không thể. Vì thế rất khó khăn để có thể thực hiện được các triết lý mà Phật giáo đưa ra. Triết lý của họ dù có hay, có đẹp thì đều vô nghĩa, vì nó không thể đem người ta đến sự giải thoát thật. May ra cũng chỉ là sự bình an tạm thời. Tuy nhiên, để chinh phục người theo Việt Nam theo Phật giáo, chúng ta không nên phủ nhật các triết lý cao đẹp của họ. Nhưng chúng ta có thể mượn nhứng triết lý đó để dẫn dắt họ đến với Đấng Christ.

2/Cơ Đốc Giáo: 

            Cơ Đốc giáo là tôn giáo vê Đức Chúa Jesus Christ. Nó gồm ba nhánh chính, Công giáo La-mã, Chính Thống giáo và Tin Lành. Những người theo đạo Cơ Đốc thường được gọi là Cơ Đốc nhân hay Ki-tô hữu. “Cơ Đốc nhân tin rằng Chúa Jesus là Con của Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do Thái như đã được tiên báo trong Kinh thánh Cựu Ước”[17]. Đây cũng là điểm khác biệt giữa niềm tin Cơ Đốc với các tôn giáo khác, vì có những lời tiên tri báo trước sự xuất hiện vị giáo chủ của họ.

Đức tin trong Cơ Đốc giáo là niềm xác tín vào sự hiện hữu của Thiên Chúa, đấng sáng tạo vũ trụ, và niềm tin vào ân điển cứu chuộc của Chúa Jesus, Con của Thiên Chúa hằng sống, đấng đã chết vì tội lỗi của nhân loại, mặc dù vẫn có thể tìm thấy một vài dị biệt trong các hệ tư tưởng khác nhau thuộc cộng đồng Cơ Đốc giáo.[18]

Theo Kinh Thánh, Chúa Jesus giáng sinh dưới thời cai trị của Hê-rốt Đại Đế, vua xứ Pa-lét-tin, và dưới quyền của Sê-sa Au-gút-tơ ở Rô-ma. Chức vụ của Chúa Jesus kéo dài trong ba năm. Sứ điệp chính của Ngài là vương quốc Đức Chúa Trời đã ở gần (Mác 1:15). 

Chúa Jesus thường xung đột với những người lãnh đạo Do Thái liên quan đến việc tuân giữ Sa-bát và những điều bên ngoài Luật Pháp Do Thái. Đỉnh điểm của cuộc đời và chức vụ Chúa Jesus là vào Lễ Vượt Qua ở Giê-ru-sa-lem. Khi Ngài bị các nhà lãnh đạo Do Thái bắt và buộc tội phạm thượng chống lại luật pháp Do Thái, vì tự xưng là Con Đức Chúa Trời. Chúa Jesus bị đóng đinh trên một ngọn đồi nhỏ bên ngoài Giê-ru-sa-lem gọi là Đồi Sọ. Nhưng vào ngày thứ ba, Chúa Jesus sống lại từ cõi chết và hiện ra cho Mari Ma-đơ-len, sau đó cho các môn đồ, và sau cùng cho năm trăm người. Sự phục sinh của Chúa Jesus vẫn là trọng tâm cho sự rao giảng của Cơ Đốc giáo.[19] Duy nhất Cơ Đốc giáo, giáo chủ của họ đã chết và đã sống lại và làm nền tảng vững chắc cho niềm tin Cơ Đốc. Vì thế Kinh Thánh đã nói: “…Nếu kẻ chết chẳng sống lại, thì hãy ăn, hãy uống, vì ngày mai chúng ta sẽ chết!” (I Cô-rinh-tô 15:32b)

            Nguồn gốc tội lỗi.

            Cơ Đốc nhân tin rằng con người được tạo dựng vô tội, nhưng vì A-đam, người đứng đầu của loài người đã sa ngã, nên tội lỗi vào thế gian[20]. Những hành động tội lỗi mà con người phạm phải là bắt nguồn từ bản chất tội lỗi, và vì họ đã bị phân cách ra khỏi Đức Chúa Trời. Hình phạt cho tội lỗi là sự chết, như Kinh Thánh có phán: “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta”. (Rô-ma 6:23)

            Khi loài người bất tuân, sa ngã, và phạm tội, họ đã xúc phạm đức công chính của Đức Chúa Trời, và bị đặt dưới cơn thịnh nộ và sự đoán phạt của ngài. Vì Thiên Chúa là Đấng công chính, để được cứu rỗi chúng ta phải thỏa mãn sự công bình của luật pháp. Tuy nhiên, con người dầu cố gắng thì vẫn không thể nào làm thỏa mãn được sự công chính của Thiên Chúa. Điều này có nghĩa là con người “vô vọng” trong các giải pháp để tự cứu mình. Như Kinh Thánh có chép: “vì chẳng có một người nào bởi việc làm theo luật pháp mà sẽ được xưng công bình trước mặt Ngài, vì luật pháp cho người ta biết tội lỗi.” (Rô-ma 3:20)

Sự chết của Chúa Giê-su trên cây thập tự là phương pháp duy nhất có thể cứu con người ra khỏi tội. Ngài giống như của lễ để qua đó mang đến sự phục hòa giữa Đức Chúa Trời và con người. Như Gordon H Clark có nói: “đây là giải pháp trọn vẹn có thể đáp ứng cả tình yêu thương và đức công chính của Thiên Chúa”[21].

            Sự Cứu Rỗi Và Tình Yêu Thiên Chúa qua con đường tin kính và sự cứu rỗi.

Trong Kinh Thánh, công cuộc sáng tạo và cứu rỗi liên quan mật thiết với nhau. Thiên Chúa dựng nên con người, Ngài yêu thương họ, và muốn ban cho họ sự sống đời đời. Sau khi con người sa ngã, phạm tội. Thiên Chúa đã thiết lập một chương trình nhằm cứu chuộc họ. Theo Kinh Thánh, chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa hoàn toàn xuất phát từ tình yêu của Ngài (Giăng 3:16). Sứ đồ Giăng đã miêu tả tình yêu đó bằng một câu rất ý nghĩa đó là "Thiên Chúa là tình yêu thương." (1 Giăng 4:8)

Giải pháp cho sự cứu rỗi đó là Đức Chúa Trời phải thành người trong hình hài một con người là Jesus. Ngài phải phải chết và bị đóng đinh trên Thập Tự giá để thỏa mãn bản tính công bình của Đức Chúa Trời. Đây là giải pháp duy nhất giúp con người thoát khỏi sự phân cách với Đức Chúa Trời. Hình ảnh Chúa Jesus bị đóng đinh trên Thập Tự giá, giống như chiên con trong Lễ Vượt Qua. Paul Wright có nói: “Ngài phải mang lấy án phạt để thỏa mãn các yêu cầu công bình của Đức Chúa Trời. Người nào xưng tội và tiếp nhận Chúa Jesus thì không những nhận được sự cứu rỗi mà cũng được sống lại một sự sống mới khi Ngài tái lâm”.[22]

3/ So sánh giữa Phật giáo và Cơ Đốc giáo:

Cũng như các tôn giáo khác, Cơ Đốc giáo và Phật giáo đều hướng con người đến các giá trị Chân – Thiện – Mỹ, khi nhấn mạnh đến các tiêu chuẩn đạo đức và luân lý. Đều nhìn nhận sự xấu xa của tính ích kỷ và lòng kiêu ngạo và các thái độ bên trong con người. Nó cũng dạy về việc từ bỏ chính mình, lên án hệ thống giai cấp. Cũng có những ý niệm khi cho rằng, con người sẽ gặt điều mình gieo. 

Tuy nhiên điểm khác biệt là Cơ Đốc giáo thờ phượng một hữu thể tối cao, còn Phật giáo thì không tin vào sự tồn tại các hữu thể thần linh hay Thượng Đế. Vì thế, Phật giáo là một tôn giáo “vô thần” và có khuynh hướng thờ phượng người sáng lập. Phật giáo quan niệm mọi sự đau khổ xảy đến cho con người là đến từ những tham muốn sân si của bản thân, nên họ có xu hướng tu hành khổ hạnh. Trong khí đó, Cơ Đốc giáo thì cho thấy nguồn gốc mọi đau khổ của con người là đến từ “tội lỗi” qua việc bất tuân mạng lệnh của Thượng Đế. Để thoát được mọi đau khổ con người cần phải phục hòa lại với Đức Chúa Trời qua niềm tin vào Chúa Jesus.

Đối với Phật giáo để được cứu rỗi con người phải cố gắng nỗ lực tu tập, làm điều lành, tránh sát sinh. Họ hoàn toàn dựa vào nỗ lực của bản thân để đạt được cứu rỗi. Còn đối với Cơ Đốc giáo, sự cứu rỗi là một món quà ban cho nhưng không. Nó không dựa vào nỗ lực của bản thân mà đạt được. Cơ Đốc giáo cho biết, con người không thể nào tự nỗ lực để cứu mình. Để nhận được sự cứu rỗi chỉ qua việc xưng nhận và tin sự chết thay của Chúa Jesus trên Thập Tự giá để đền tội thay cho mình.

Phật giáo tin vào nghiệp và kiếp luân hồi. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có nhiều cơ hội để được cứu rỗi. Nếu kiếp này bạn không đạt được sự cứu rỗi, thì kiếp sau bạn tiếp tục tu tập để đạt được sự cứu rỗi. Tuy nhiên, nếu không có kiếp sau, thì con người đã đánh mất đi cơ hội để được cứu rỗi. Giả dụ có kiếp sau đi chăng nữa thì con người cũng không thể nào tu tập để đạt đến được sự cứu rỗi. Dường như quan điểm sự cứu rỗi của Phật giáo đang đi xa rời thực tế bản chất của con người. Vì con người dù muốn thì cũng không thể nào làm được các điều lành trọng vẹn. Dù bạn là người tốt, nhưng cũng sẽ có đôi lần bạn làm điều sai. Đối với Cơ Đốc giáo cơ hội nhận được sự cứu rỗi chỉ trong đời này, sẽ không có cơ hội trong đời sau. Để nhận được sự cứu rỗi, bạn chỉ cần tin nhận Chúa Jesus làm cứu Chúa của đời mình. Còn các việc lành bạn làm không nhằm để được cứu, nó chỉ là sự phản ánh một đời sống đã được cứu nên bạn làm điều lành.

III/NGHI THỨC VÀ THỰC HÀNH TÔN GIÁO

1/Phật Giáo:

Nghi thức thiền định.

Trong Phật giáo Thiền Định như là một giải pháp để con người có thể từ bỏ mình để đạt tới một tư duy minh triết. “Thiền Định” được phân ra làm hai ý, “Thiền” và “Định”:  “Thiền là để tĩnh tâm, gạt bỏ mọi tạp niệm để nhận thức bản ngã và thế giới xung quanh một cách đúng đắn, sáng suốt nhất. Định là sự hướng tâm của Ý thức để tác động chỉ đạo sáu căn nghe theo sự xuất nhập đóng mở và an trú vào một điểm trên cơ thể, nhằm tạo sự lớn dần về nội lực thân tâm thanh thản an lạc giải thoát hoàn toàn sau khi đã ly được dục và ác pháp trên thân tâm”. [23] Mặc dù chúng ta không chối bỏ các yếu tố ích lợi “Thiền Định” đối với sức khỏe con người, giúp con người tĩnh lặng thân tâm để đạt được những suy nghĩ minh triết. Tuy nhiên, thiền định chưa bao giờ là giải pháp để con người có thể từ bỏ hoàn toàn các ác niệm của bản thân. 

Trong suốt nhiều thế kỷ, thiền định là nền tảng căn bản của các phương pháp thực hành Phật giáo. Có nhiều phương pháp và kĩ thuật thiền khác nhau. “Về bản chất, thiền trau giồi trạng thái tĩnh lặng và chánh niệm, giúp cho hành giả an trú vào hiện tại”[24]. Trong Phật giáo, “một trong những mục tiêu chính của thiền là giúp cho sự bất động của "sáu căn" không phóng dật, không bị dụ dỗ lôi kéo dính mắc sáu pháp trần gian bên ngoài thân ngũ uẩn, gây nên sự ham muốn thích thú đam mê.”[25] Theo Nguyễn Trường Giang nhận định: “Có thể coi Thiền là sự kết hợp giữa thân thể và ý niệm trong thời gian – không gian hiện tại để nhận biết sự vật, hiện tượng và ý niệm.”[26]

Nghi thức Tụng kinh.

Tụng kinh là xướng đọc lên những lời giáo huấn của Phật thông qua các kinh điển do Phật tuyên thuyết. Tụng kinh được thực hiện bởi tứ chúng đệ tử bao gồm các những người đã xuất gia (tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni) hoặc những người tu tại gia (cận sự nam/ ưu-bà-tắc, cận sự nữ/ ưu-bà-di). Theo truyền thống Phật giáo Nam tông, người ta thường tụng đọc kinh điển bằng tiếng Pali. Theo truyền thống Đại Thừa, việc tụng kinh thường đi kèm với việc sử dụng pháp khí như mõ (vị gõ mõ được gọi là Duyệt chúng), chuông (Hồng chung, chuông Báo Chúng, chuông Gia trì, vị thỉnh chuông được gọi là Duy-na hay Tri-chung), khánh... nhằm tạo nên nhịp điệu cho thời kinh. Theo kinh sách, tụng kinh có ý nghĩa giúp người trì tụng hiểu rõ nghĩa lý kinh sách, tạo nhiều phước báu, giúp người âm vất vưởng có thể siêu thoát và đôi khi giúp tiêu trừ nghiệp chướng của người tụng.[27] Việc tụng kinh có lẽ là cần thiết nếu người ta hiểu được những điều mà họ tụng. Tuy nhiên nếu người ta không hiểu được những lời mà họ tụng thì việc lập đi lập lại những lời tụng chỉ là vô ích. Điều này không giống như Cơ Đốc giáo, người ta đọc Kinh Thánh mỗi ngày để hiểu và tìm các sự chỉ dẫn để áp dụng thực tế vào trong cuộc sống.

Các lễ hội truyền thống.

Trong Phật giáo bao gồm nhiều nghi lễ, nhưng hai nghi lễ quan trọng nhất chính là nghi lễ cầu an và cầu siêu. Tương ứng với hai nghi lễ này, trong năm Phật giáo tổ chức một số lễ hội quan trọng, bao gồm có lễ kỵ giỗ tổ, lễ xá tội vong nhân vào dịp Trung nguyên, Lễ cúng rằm tháng giêng, lễ cúng rằm tháng mười… là những lễ hội chính bên cạnh ngày Đản sinh của Đức Phật vào rằm tháng 4 âm lịch. Còn có những buổi lễ có số người tham dự tuy không ít, nhưng không diễn ra thường xuyên, như lễ Trà tỳ, lễ Tảo tháp, lễ cung nghinh xá lợi Phật… Có thể nêu lên một số lễ hội tiêu biểu như lễ cúng rằm tháng giêng, còn gọi lễ Thượng nguyên, lễ Phật đản, lễ An cư kiết hạ, lễ Vu lan… Đây là những lễ hội được tổ chức trong các ngôi chùa theo Phật giáo Bắc tông. Còn những chùa theo Nam tông, ngoài lễ Phật đản còn có lễ An cư kiết hạ, lễ Dâng y Kathina.[28]

2/Cơ Đốc Giáo: 

Nghi thức cầu nguyện.

Cầu nguyện trong Cơ Đốc giáo mang hình thức một mối tương giao, sự tương tác qua lại giữa con người với Thượng Đế. Giống như một người con đến với cha mình để bày tỏ những suy nghĩ bản thân. Ngoài ra, “Cầu nguyện cũng là nghi thức nài xin Ðức Chúa Trời ban phước lành.[29] Đối với Cơ Đốc giáo cầu nguyện được coi như là sự hít thở của thuộc linh. Trong Phật giáo, ít đề cập nghi thức cầu nguyện, tuy nhiên nếu để ý chúng ta cũng thấy các Phật tử đi lễ chùa, người ta thường thắp nhang và dâng lên các lời khấn. Còn thông thường người ta sẽ tụng kinh nhằm mục đích cầu an.

Thánh lễ.

Trong Cơ Đốc giáo, đặc biệt là đạo Tin Lành, các thánh lễ thường thấy nhất “lễ tiệc thánh” và “lễ báp tem”. Một cái để tưởng nhớ sự hy sinh của Chúa Jesus trên Thập Tự giá, một cái được thực hiện để thêm các thuộc viên mới vào trong Hội Thánh. Ngoài ra nó còn có một số thánh lễ liên quan đến đời sống tín hữu như: “Lễ thành hôn; Lễ dâng con; Lễ an táng. Liên quan đến tổ chức Hội Thánh bao gồm: Lễ Tấn phong Mục sư; Lễ Bổ nhiệm; Lễ Cung hiến nhà thờ.”[30]

Các lễ kỷ niệm quan trọng khác.

Các ngày lễ quan trọng nhất của Cơ đốc giáo là lễ Giáng sinh (kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giê-su) và Lễ Phục sinh (kỷ niệm sự phục sinh của Chúa Giê-su).[31] Ngoài ra còn cá kỳ lễ thương khó, lễ thăng thiên, lễ Đức Thánh Linh giáng lâm.[32]

3/So sánh giữa Phật giáo và Cơ Đốc giáo.

Giống như giữa Phật giáo và Cơ Đốc giáo đều có các nghi thức nhất định để thực hành niềm tin của mình. Đều có những nghi thức liên quan đến cầu nguyện, nhằm mang đến những phước lành cho đời sống. Cũng giống nhau ở chỗ một bên đọc Kinh Thánh, một bên đọc kinh Phật để nhận lấy sự dạy dỗ.

Tuy nhiên, giữa đạo Phật và Cơ Đốc giáo lại khác nhau về hình thức, cách thức và nội dung bên trong. Lời cầu nguyện trong Cơ Đốc giáo có thể được thực hiện bất kỳ đâu, vì niềm tin của người Cơ Đốc rằng Thiên Chúa là Toàn Năng, Toàn Tại. Ngài hiện diện mọi nơi, Ngài có thể làm bất cứ điều gì cho người cầu xin nơi Ngài. Vì vậy, người theo đạo Cơ Đốc có thể cầu nguyện với Thiên Chúa mọi nơi, không bị giới hạn không gian và thời gian. Còn đối với Phật giáo, người ta sẽ khấn vái, tụng kinh trước các pho tượng, có sự ấn định không gian và thời gian. Phật giáo ít đề cập đến các thành lễ, thường họ có rất nhiều các kỳ lễ kỷ niệm, chỉ nhằm mục đích cầu an và cầu siêu. Còn Cơ Đốc giáo chỉ tập trung vào một số kỳ lễ chính, đặc biệt là lễ Giáng Sinh và lễ Thương Khó Phục Sinh. Người Phật giáo thường có các của lễ để cúng bái, còn người theo đạo Cơ Đốc thì không có điều đó. Đối với người Cơ Đốc, của lễ của họ là một tấm lòng trọn thành làm theo sự dạy dỗ của Thiên Chúa.

IV/ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA

1/Phật giáo

Phật giáo “có hơn hai trăm năm mươi triệu người theo đạo. Nó tạo ra nhiều sự thay đổi  và ảnh hưởng thuộc linh nhiều nhất trên bất kỳ tôn giáo nào ở Nhật, Miến Điện, Thái Lan, Tây Tạng, Lào, Cam-pu-chia, và Ceylon (Sri Lanka)”[33]. Có thể nói Phật giáo là một trong các tôn giáo lớn trên thế giới, chứ không chỉ riêng tại Việt Nam.

“Phật giáo là một hệ thống triết học mang tính khai sáng nhằm hướng con người đến Chân – Thiện – Mỹ”[34]. Nó gồm nhóm trong ba tông phái chính [35] như: 

 (1)Phật giáo Nam truyền (Nam tông), đây được coi là Phật giáo nguyên thủy được truyền từ Nam Ấn đến Sri Lanka, theo đường biển đến khu vực Đông Nam Á. Đại biểu lớn nhất cho truyền thống này là Thượng tọa bộ, với hệ kinh điển Pali được coi là bảo tồn gần nhất với triết lý nguyên thủy của Phật giáo; 

(2)Phật giáo Bắc truyền (Bắc tông), được truyền từ Bắc Ấn đến Trung Á, theo Con đường tơ lụa đến Trung Quốc, lan sang Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Truyền thống này lấy tư tưởng Đại thừa làm chủ đạo, nên còn gọi là Phật giáo Đại thừa, với hệ kinh điển Sankrit; 

(3)Phật giáo Mật truyền (Mật tông), cũng được truyền qua Trung Á, qua Con đường tơ lụa đến Tây tạng, sau đó lan sang Mông Cổ, Nepal và Bhutan. Chịu ảnh hưởng tư tưởng Chân ngôn, tiêu biểu là hệ phái Kim cương thừa, sử dụng hệ kinh điển Tạng ngữ là chính. Sự khác biệt các trường phái này là quan điểm về bản chất của con đường đưa đến giác ngộ để được giải thoát, tính chính thống của các bài thuyết giảng và kinh điển, đặc biệt là ở phương thức tu tập”

“Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu Công nguyên với truyện cổ tích Chử Đồng Tử (ở Hưng Yên ngày nay) học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Phần lớn người dân Việt Nam không quan tâm đến sự phân biệt giữa các tông phái Phật giáo, chỉ cần là chùa thờ Phật thì các tín đồ đều coi trọng như nhau. Các vị sư trong chùa tu hành theo tông phái nào cũng không quan trọng, miễn là các vị sư này giữ gìn được các giáo giới quan trọng nhất của Phật giáo (không sát sinh, không trộm cắp, không phạm sắc giới, không uống rượu, không ăn thịt). Họ cũng không có hiểu biết sâu sắc về giáo lý Phật giáo mà chỉ hiểu đơn giản là thiện nghiệp thiện báo hoặc thậm chí hiểu sai lạc cúng dường cho chùa nhiều thì thiện báo. Có người đến chùa chỉ để cầu xin cho bản thân và coi Phật như là thần linh có thể giúp họ toại nguyện chứ không hiểu rằng những gì họ nhận được chính là kết quả của những gì họ tạo ra. Còn những sinh hoạt như cúng bái, cầu siêu, cầu an, bói toán, thỉnh vong, đốt vàng mã... là những hoạt động được du nhập vào Phật giáo từ Nho giáo, Đạo giáo và Shaman giáo. Những danh từ chuyên môn của Phật giáo đã biến thành văn hóa người Việt qua ngôn ngữ của người bình dân Việt Nam thường sử dụng, đã được truyền bá rộng rãi trong dân gian và trở nên phổ biến trong văn hóa người Việt.”[36] Vì thế, tại Việt Nam, Phật giáo có sức ảnh hưởng tới văn hóa, chính trị, xã hội nhiều hơn Cơ Đốc giáo.

2/ Cơ Đốc giáo

            “Cơ Đốc giáo bao gồm nhiều truyền thống tôn giáo với các dị biệt văn hóa, cũng như các xác tín và hệ phái khác nhau. Trải qua hai thiên niên kỷ, Cơ Đốc giáo tự hình thành nên ba nhánh chính là Công giáo Rôma, Chính thống giáo Đông phương và Tin Lành. Tính chung, đây là tôn giáo lớn nhất với 2,2 tỉ tín hữu, chiếm khoảng 32% dân số thế giới”[37]. Đa số các nền văn hóa, chính trị, xã hội ở các nước phương tây được ảnh hưởng bởi Cơ Đốc giáo. Còn ở Việt Nam, Cơ Đốc giáo chỉ đang dần có vị thế, và để có thể ảnh hưởng tới văn hóa, chính trị, xã hội Việt Nam, đòi hỏi Cơ Đốc giáo cần phải có những bước tiến dài hơn nữa.

            Điều chúng ta có thể nhìn thấy sự ảnh hướng của Cơ Đốc giáo trên văn hóa, chính trị, xã hội là ở các khía cạnh phát triển của xã hội đó. Đa số các quốc gia do Cơ Đốc giáo ảnh hưởng, là các quốc gia văn minh, tiên tiến, họ sống thực tế, và có nền kinh tế, xã hội phát triển, ít tham nhũng. Họ là những quốc gia giàu có, tự do dân chủ, không bị kìm hãm các quyền của con người. Có môi trường sống xanh, đẹp đẽ và là niềm ước ao cho bao cư dân trên thế giới. 

3/So sánh và đối chiếu giữa Phật giáo và Cơ Đốc giáo:

 Dựa trên mức độ ảnh hưởng giữa Cơ Đốc giáo và Phật giáo. Chúng ta có thể nhận thấy, Cơ Đốc giáo đi vào các giá trị cốt lõi của con người bằng sự mạc khải của Thiên Chúa. Các quốc gia áp dụng các triết lý Cơ Đốc giáo trong văn hóa, chính trị, giáo dục và xã hội đều là các cuốc gia giàu có, văn minh, tiên tiến đề cao giá trị nhân quyền của con người. Điển hình là các nước Anh, Mỹ, Pháp, Úc và các nước tại Châu Âu. Còn các quốc gia ảnh hưởng bởi Phật giáo, thì có xu hướng kìm hãm con người. Vì thế hầu hết các quốc gia đó kém phát triển, nghèo đói và thiếu văn mình. Điển hình là Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan…

Lý do có sự khác biệt này cũng bắt nguồn từ các triết lý mà các tôn giáo mang lại. Phật giáo thì dựa vào sự nỗ lực bản thân, thường nhấn mạnh ở các khía cạnh hành xác, thiếu coi trọng giá trị bản thân. Vì thế, với triết lý đó không thể nào khiến cho con người hoặc xã hội phát triển được. Họ hoàn toàn xa rời với thực tế bản chất con người, họ vẽ ra những lý tưởng cao đẹp để rồi không thực hiện được. Phật giáo chỉ càng khiến cho con người ta thụt lùi, một xã hội thiếu văn minh. Tuy nhiên, Cơ Đốc giáo nhấn mạnh đến các giá trị bản thân. Con người được đạo tạo dựng theo hình ảnh của Thượng Đế. Việc con người xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, vì họ được kêu gọi để làm điều tốt để xứng đáng với sự cứu chuộc họ đã nhận.

V/KẾT LUẬT

            Để so sánh giữa Phật giáo và Cơ Đốc giáo đó là sự so sánh khập khiễng. Một cái thì xây dựng dựa trên nền tảng thực tế bản chất con người và đưa ra giải pháp thích hợp. Một cái thì cố gắng đưa con người tới các giá trị phi thực tế qua việc tu tập, thiền, hành xác. Đạo Phật là tôn giáo chốn chạy khỏi thực tế. Vì thế nó không thể nào mang đến các lợi ích thực tế cho con người. Vì cớ nó không tin vào sự hiện hữu thần linh, có lẽ nó cũng không tin có sự thưởng phạt của Thần linh. Phải chăng chỉ là sự đối diện với chính mình. Tuy nhiên theo như Kinh Thánh trình bày “Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa: ai có thể biết được?” (Giê-rê-mi 19:17). Vì bản chất con người là xấu, con người không thể nào cố gắng làm điều lành như mình muốn. Đối với Phật giáo sự cứu rỗi chỉ là sự từ bỏ mình để tìm kiếm những cảm giác an nhiên trong cuộc sống. Niết bàn cũng chỉ là giả tạo bởi sự tưởng tượng của con người. Thuyết luân hồi chỉ là suy luận bản thân và nó không có thực. Giả sử thuyết luôn hồi là có thực, con người chỉ cần tu tập, tích đức để được giải thoát, thì việc người ta tin Phật giáo hay tin Cơ Đốc giáo cũng không phải là điều quan trọng. Tuy nhiên, nếu thuyết luân hồi không có thật, và con người không thể tự cứu được chính mình, thì việc tin theo Cơ Đốc giáo là cần thiết. 

            Vì vậy, việc chứng đạo cho người theo Phật giáo tin Chúa Jesus là điều cần thiết. Như Chúa Jesus từng phán: “Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha” (Giăng 14:6). Việc con người ta cố gắng nỗ lực tu tập, từ bỏ bản thân chỉ là phương cách vô vọng của con người. Nó không mang con người tới sự giải thoát thật. Dù triết lý Phật giáo là hay, hấp dẫn, là cao đẹp. Tuy nhiên, nó không thể khiến cho con người trở lên tốt đẹp hơn. Người theo Phật giáo tại Việt Nam cần Chúa Jesus như một cứu cánh mang đến sự cứu rỗi thật.

            Việc chúng ta chứng đạo cho người Phật giáo tại Việt Nam, chúng ta không nên bác bỏ các khía cạnh tốt đẹp của họ. Chúng ta cũng không nên lên án họ đang thờ ma lạy quỷ như một số Hội Thánh đang làm. Chúng ta cũng không nên ép một thân hữu mới tin đạo phải về đập bỏ bàn thờ hay bát hương rồi quay phim lại đăng lên các trang mạng. Làm như thế chỉ mang đến sự phản cảm, chống đối, sung khắc niềm tin. Chúng ta chỉ nên làm điều đó một cách tự nhiên, âm thầm và khi người tin đạo đã hiểu. Chung ta nên rút tỉa từ những kinh nghiệm từ tiền nhân khi truyền bá đạo Cơ Đốc tới Việt Nam. Vì thiếu hiểu biết nên đã mang tới những sự xung khác nhất định, và bị hiểu nhầm là “đạo bỏ ông bỏ bà”. Chúng ta nên tìm hiểu những điểm chung trong các triết lý Phật giáo và văn hóa của người Phật giáo tại Việt Nam để chinh phục họ đến với Đấng Christ.

Nguyễn Hưng

THƯ MỤC THAM KHẢO

Tổng Cục Thống Kê. “Tín Ngưỡng – Tôn Giáo”. (From Website Asean2020.gso.gov.vn: https://asean2020.gso.gov.vn/Chitiettinvietnam.aspx?id=16#:~:text=Ở%20Việt%20Nam%20hiện%20có,độc%20lập%20của%20dân%20tộc). Truy cập 26/03/2024.

Wright, Paul. Các Dân Tộc Và Tín Ngưỡng. (Sách giáo khoa tự nghiên cứu - Global University: 1211 South Glenstone Avenue Springfied, Missouri 65804 USA).

Danh sách tôn giáo Việt Nam xếp theo dân số và giới tính. (From Website Wikipedia.org:https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_sách_tôn_giáo_Việt_Nam_xếp_theo_dân_số_và_giới_t%C3%ADnh), Truy cập 29/03/2024.

Tôn Giáo Tại Việt Nam. (From Website Wikipedia.org: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tôn_giáo_tại_Việt_Nam), Truy cập 29,03,2024.

Phật giáo. (From Website Wikipedia.org: https://vi.wikipedia.org/wiki/Phật_giáo). Truy cập 01/04/2024.

Khái niệm vô minh trong Phật giáo. Thư viện Hoa sen. (From Website Thuvienhoasen.org: https://thuvienhoasen.org/a13717/khai-niem-vo-minh-trong-phat-giao). Truy cập 01/04/2024

Rinpoche, Khandro. Từ Bi Và Trí Tuyệ. Thư Viện Hoa Sen. (From Website Thuvienhoasen.org: https://thuvienhoasen.org/a11615/tu-bi-va-tri-tue). Truy cập 01/04/2024.

Clark, Gordon H. (1960). Baker’s Dictionary of Theology. Baker Book House. P. 243. 

Cơ Đốc Giáo. (From Website wikipedia.org: https://vi.wikipedia.org/wiki/Cổng_thông_tin:Cơ_Đốc_giáo). Trùy cập 01/04/2024.

Thiền Trong Phật Giáo. ((From Website wikipedia.org: https://vi.wikipedia.org/wiki/Thiền_trong_Phật_giáo#:~:text=%22Thiền%20Định%22%20của%20Phật%20giáo,hay%20rối%20loạn%20thân%20tâm.). Truy cập 01/04/2024.

Trường Giang, Nguyễn. Hạt Giống Nảy Mầm: Thiền

Thiền định Phật giáo giúp giảm thiểu phản ứng đối với ngoại cảnh, Tâm Tuệ tổng hợp - Báo Giác Ngộ ((From Website giacngo.vn: https://giacngo.vn/thien-dinh-phat-giao-giup-giam-thieu-phan-ung-doi-voi-ngoai-canh-post68698.html), Truy cập 1/4/2024.

Kinh Thánh Bản Truyền Thống 1925.



[1] Tổng Cục Thống Kê, Tín Ngưỡng – Tôn Giáo, (From Website: https://asean2020.gso.gov.vn/Chitiettinvietnam.aspx?id=16#:~:text=Ở%20Việt%20Nam%20hiện%20có,độc%20lập%20của%20dân%20tộc), Truy cập 26/03/2024.

[2] Paul Wright, Các Dân Tộc Và Tín Ngưỡng, (Sách giáo khoa tự nghiên cứu - Global University: 1211 South Glenstone Avenue Springfied, Missouri 65804 USA), P.163

[3] Tổng Cụ Thống Kê, Op cit.

[4] Paul Wright, Op cit, P.258.

[5] Danh sách tôn giáo Việt Nam xếp theo dân số và giới tính, (From Website: https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_sách_tôn_giáo_Việt_Nam_xếp_theo_dân_số_và_giới_t%C3%ADnh), Truy cập 29/03/2024.

[6] Tôn Giáo Tại Việt Nam, (From Website: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tôn_giáo_tại_Việt_Nam), Truy cập 29,03,2024.

[7] Tổng Cụ Thống Kê, Op cit.

[8] Paul Wright, Op cit, P.160-162

[9] Paul Wright, Op cit, P.163

[10] Khái niệm vô minh trong Phật giáo, Thư viện Hoa sen, (From Website: https://thuvienhoasen.org/a13717/khai-niem-vo-minh-trong-phat-giao), Truy cập 01/04/2024

[11] “Vô Minh là sụ đần độn hay u mê – Thèm khát và bám víu – Hận thù. Đưa đến hành động sai lầm và cảm xúc bấn loạn.

[12] Khandro Rinpoche, Từ Bi Và Trí Tuyệ, Thư Viện Hoa Sen, (From Website: https://thuvienhoasen.org/a11615/tu-bi-va-tri-tue), Truy cập 01/04/2024.

[13] Paul Wright, Op cit, P.167-168

[14] Paul Wright, Op cit, P.168

[15] Paul Wright, Op cit, P.160-165

[16] Paul Wright, Op cit, P.165-167

[17] Cơ Đốc Giáo, (From Website: https://vi.wikipedia.org/wiki/Cổng_thông_tin:Cơ_Đốc_giáo), Trùy cập 01/04/2024.

[18] Cơ Đốc Giáo, Op Cit

[19] Paul Wright, Op cit, P.260-264

[20] Paul Wright, Op cit, P.269

[21]Gordon H Clark. (1960). Baker’s Dictionary of Theology. Baker Book House. P. 243.

[22] Paul Wright, Op cit, P.269-270

[23] Thiền Trong Phật giáo, (From Website: https://vi.wikipedia.org/wiki/Thiền_trong_Phật_giáo#:~:text=%22Thiền%20Định%22%20của%20Phật%20giáo,hay%20rối%20loạn%20thân%20tâm.), Truy cập 01/04/2024.

[24] Thiền định Phật giáo giúp giảm thiểu phản ứng đối với ngoại cảnh, Tâm Tuệ tổng hợp - Báo Giác Ngộ ( (From Website: https://giacngo.vn/thien-dinh-phat-giao-giup-giam-thieu-phan-ung-doi-voi-ngoai-canh-post68698.html), Truy cập 1/4/2024.

[25] Thiền Trong Phật Giáo, (From Website: https://vi.wikipedia.org/wiki/Thiền_trong_Phật_giáo#:~:text=%22Thiền%20Định%22%20của%20Phật%20giáo,hay%20rối%20loạn%20thân%20tâm.), Truy cập 01/04/2024.

[26] Hạt Giống Nảy Mầm: Thiền - Tác giả: Nguyễn Trường Giang

[27] Tụng Kinh (Phật giáo), (From Website: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tụng_kinh_(Phật_giáo)#:~:text=Tụng%20kinh%20là%20phương%20pháp,kinh%20là%20không%20bắt%20buộc.) Truy câp, 01/04/2024.

[28] Những lễ hội Phật giáo phổ biến nhất ở Việt Nam, (From Website: https://phatgiaolongan.org/nhung-le-hoi-phat-giao-nao-pho-bien-nhat-o-viet-nam/#:~:text=Có%20thể%20nêu%20lên%20một,hạ%2C%20lễ%20Dâng%20y%20Kathina.), Truy cập 01/04/2024.

[29] Cầu nguyện, (From Website: https://vietnamwmscog.org/tin-nguong/ban-chat-co-doc-giao/cau-nguyen/), Truy cập 01/04/2024.

[30] Bài 11. Hội Thánh Và Các Thánh Lễ, Giáo Lý Căn Bản (Dựa trên Phước Âm Yếu Chỉ của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam), (Form Website: https://muagat.net/giao-ly-can-ban/bai-11-hoi-thanh-va-cac-thanh-le/), Truy cập 01/04/2024 

[31] Những điều cơ bản về đạo Cơ Đốc Giáo (Christianity), (From Website: https://indianfoods.com.vn/blogs/van-hoa-an-do/nhung-dieu-co-ban-ve-dao-co-doc-giao-christianity#:~:text=Cây%20thánh%20giá%20là%20biểu,của%20Chúa%20Giê%2Dsu).), Truy câp 01/04/2024.

[32] Chủ Đề Các Ngày Lễ Trong Năm 2024, Căn cứ biểu quyết số 7, Biên bản số 01/2024/BB-TLH Phòng Truyền Thông – Tổng Liên Hội, (From website: https://httlvn.org/chu-de-cac-ngay-le-trong-nam-2024.html), Truy cập 01/04/2024.

[33] Paul Wright, Op cit, P.158-160

[34] Phật giáo, ((From Website Wikipedia.org: https://vi.wikipedia.org/wiki/Phật_giáo), Truy cập 01/04/2024.

[35] Phật giáo, Op cit.

[36] Phật giáo, Op cit.

[37] Cơ Đốc giáo, Op Cit.

***Lời xin phép: Bài viết có sử dụng hình ảnh chưa được phép, nếu tác giả có thấy, tôi có lời xin phép được tái sử dụng, nguyện Chúa ban phước trên quý vị - Chân thành cảm ơn!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét