Quyền Tể Trị Đức Chúa Trời Trong Việc Chiếm Đất Hứa Qua Sách Giô-suê

Sách Giô-suê cho thấy quyền tể trị của Đức Chúa Trời trong việc tiến chiếm đất hứa. Sách không chỉ tiếp nối Ngũ Kinh mà con ghi lại những sự ứng nghiệm lời hứa Đức Chúa Trời. Sách nói về những chiến thắng của Y-sơ-ra-ên, và những thành tựu có được là nhờ sự hướng dẫn và quyền năng Đức Chúa Trời.”[1]

Quyền Tể Trị Đức Chúa Trời Trong Việc Chiếm Đất Hứa Qua Sách Giô-suê

            “Trong thời Giô-suê, người cai trị thực sự của Y-sơ-ra-ên là Đức Chúa Trời, và Giô-suê là nhà lãnh đạo danh nghĩa dưới quyền của Ngài.”[2] Đây là một bài học đầy ý nghĩa cho Hội Thánh ngày nay. Các Mục sư cần dưới sự tể trị của Chúa trong việc lãnh đạo thuộc linh. Họ cần phải là những lãnh đạo danh nghĩa dưới quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Điều chúng ta dễ dàng nhận thấy trong việc tiến chiếm sứ hứa, không chỉ là sức mạnh quân sự mà là sức mạnh Thiên Thượng. Vì thế, các Mục sư cần học tập để Đức Chúa Trời hành động thay vì sự nỗ lực cá nhân. Trong việc đánh chiếm thành Giê-ri-cô, không phải dân Y-sơ-ra-ên mà là Thiên sứ của Chúa đã đi lên đánh chiếm Giê-ri-cô (Giô-suê 5:13-15 đến Giô-suê 6:1-5).

            “Chúng ta khám phá công thức thành công trong những vấn đề thuộc linh là dựa trên Luật Pháp của Chúa. (Giô-suê 1:8)[3] Là những người lãnh đạo thuộc linh và dân sự của Chúa, chúng ta cần dưới sự dẫn dắt của Chúa và sự dẫn dắt tuyệt vời nhất là Luật Pháp Đức Chúa Trời. Vì vậy, để trở thành người hầu việc Chúa thành công, các Mục sư cần có sự gần gũi Lời Đức Chúa Trời. Ngay cả Giô-suê một lãnh đạo tài ba chỉ sau Môi-se, ông vẫn gặp thất bại khi thiếu sự chỉ dẫn của Chúa (Giô-suê 9:14). Vì vậy, là những người phục vụ Chúa ngày nay, hơn bất cứ lúc nào, chúng ta cần sự dẫn dắt của Chúa trong sự lãnh đạo thuộc linh.

            “Giô-suê đã nhắc lại Dân-sô-ký 32:19-23 về việc Môi-se đã cảnh báo những người đã định cư ở phía đông sông Giô-đanh rằng họ sẽ phạm tôi với Chúa nếu họ không chịu vượt sông và giúp anh em chinh phục đất đai – Điều này cho thấy chúng ta sẽ phạm tội chống lại Chúa nếu chúng ta không giúp anh em mình có được cơ nghiệp thiêng liêng của họ.”[4] Vì vậy, là người hầu việc Chúa, chúng ta phải học tập từ bỏ bản thân mình. Từ bỏ cái tôi kiêu ngạo, sự được mất của thế gian. Vì một ngày nào đó chúng ta sẽ trở về với Chúa, chung ta không thể mang theo những gì chúng ta có được ở thế gian này. Điều tồn tại duy nhất đó là công khó của chúng ta trong việc phục vụ Đức Chúa Trời, và Ngài thưởng cho từng người qua các công việc họ làm. Phục vụ Chúa là cách chúng ta giúp đỡ anh em mình có được cơ nghiệp thiêng liêng của họ.

“Hình ảnh Hòm Giao Ước thể hiện về sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Unger nói rằng, sự hiện diện ấy mô tả Chúa của chúng ta đi qua dòng nước sự chết (tượng chưng bởi sông Giô-đanh) để mở nối cho dân sự của Ngài vượt qua một cách đắc thắng và hưởng cơ nghiệp thiên đàng của họ ở trong Ngài”[5] Đây là hình ảnh mang tính minh họa về sự chịu khổ của Chúa Cứu Thế. Ngài để lại cho chúng ta tấm gương từ bỏ mình, và đầu phục Đức Chúa Trời. Đây là hình mẫu mà người lãnh đạo thuộc linh cần trải qua để trở nên tôi tớ thực thụ. Những sóng gió, hoạn nạn xảy đến với Mục sư chỉ với mục đích nhằm chứng minh cho Sa-tan thấy họ đã đầu phục Đức Chúa Trời và chiến thắng. “Theo như Ngài đã thề với Áp-ra-ham là tổ-phụ chúng tôi, Mà hứa rằng khi chúng tôi đã được cứu khỏi tay kẻ nghịch-thù, Ngài sẽ ban ơn lành cho chúng tôi, trước mặt Ngài, Lấy sự thánh-khiết và công-bình mà hầu việc Ngài, trọn đời mình không sợ-hãi gì hết.” (Lu-ca 1:73-75 ) Chúng ta có lời hứa của Chúa, Ngài biết hết mọi gian khổ, thấu tiếng thở than…Chúa sẽ giải cứu chúng ta khỏi tay kẻ thù nghịch, ban ơn lành cho chúng ta (đem đến một xứ tốt đẹp). Chúng ta sẽ lấy sự thánh khiết và công bình mà hầu việc Ngài, trọn đời không sợ hãi gì hết. Đức Chúa Trời luôn tể trị mọi hoàn cảnh của chúng ta. Trước mỗi phép lạ, Đức Chúa Trời đưa đến các sự thử nghiệm. Nước sông Giô-đanh tràn ra (Giô-suê 3:15), nếu các thầy tế lễ sợ hãi, không khiêng hòm giao ước, không bước xuống sông Giô-đanh, chắc chắn phép lạ sẽ không xảy ra. Trong quyền tể trị của Chúa, Ngài dùng khó khăn thử thách để chuẩn bị chúng ta trở thành một dân đắc thắng cho Ngài.

“Sự xuất hiện tướng đạo binh của Chúa đối với Giô-suê thường được xem là một Christophany (hiên thân – sự xuất hiện của Chúa Jesus ở hình thức hữu hình). Ngài xuất hiện như một thần chiến tranh để ủng hộ Giô-suê và chỉ cho ông thấy rằng Đấng lãnh đạo các đạo quân trên trời đang chiến đấu cho Y-sơ-ra-ên.”[6] Đây có lẽ là hình ảnh tuyệt vời về Thiên Chúa. Ngài tể trị, bảo vệ, và chiến đấu thay cho chúng ta. Dân sự ở dưới sự dẫn dắt của Thiên Chúa thật phước hạnh và an toàn thay. Các Mục sư sẽ trở nên an ninh khi đầu phục dưới sự tể trị, dẫn dắt của Thiên Chúa. 

Kết luận: Bài học sự chinh phục sứ hứa là bài học về quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Chúng ta càng ở dưới quền tể trị Đức Chúa Trời bao lâu, chúng ta lại càng được may mắn bấy lâu. Sự đầu phục của Giô-suê về quyền tể trị Thiên Chúa cho thấy các Mục sư ngày nay cũng cần học tập để đầu phục quyền tể trị Đức Chúa Trời. Là người lãnh đạo thuộc linh, công việc của chúng ta ngoài việc đọc, suy gẫm, ứng dụng Lời Chúa trong đời sống, chúng ta cần phải là những chiến sĩ cầu nguyện để cánh tay quyền năng Đức Chúa Trời có thể thực thi trên dân sự Ngài.

Nguyễn Hưng

[1] Opcit, P52

[2] Opcit, P54

[3] Opcit, P55

[4] Opcit, P55

[5] Opcit, P57

[6] Opcit, P59

Bài viết dựa trên tài liệu: Amos D. Millard, Các Sách Lịch Sử Cựu Ước, Sách hướng dẫn nghiên cứu (ấn bản thứ tư), Global University: 1211 South Glenstone Avenue Springfied, Missouri 65804 USA – Dựa trên sách giáo khoa Các Sách Lịch Sử (ấn bản thứ II) bở L. Thomas Holdcroft.


***Lời xin phép: Bài viết có sử dụng hình ảnh chưa được phép, nếu tác giả có thấy, tôi có lời xin phép được tái sử dụng, nguyện Chúa ban phước trên quý vị - Chân thành cảm ơn!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét